Những tuyệt chiêu học tiếng Đức giỏi, nói hay không phải ai cũng biết

Chắc hẳn bạn đã biết để nói tốt một ngôn ngữ, tốt nhất là bạn nên sống trong thế giới mà ngôn ngữ đó sống. Vậy đối với sinh viên Việt Nam, làm thế nào để có đường môi trường nói tiếng Đức tốt nhất? Có cách nào dễ dàng và nhanh chóng nhất không? …

bench 1853958 640

Trả lời cho câu hỏi của bạn, thực ra không có con đường nào dễ dàng bạn ạ, nhưng dưới đây là một số tuyệt chiêu gợi ý giúp bạn có cơ hội cải thiện đáng kể tiếng Đức vượt bậc, bạn thử xem qua và tham khảo nhé:

1 Tham gia một chương trình trao đổi văn hóa

Tại một số trường đại học ở Việt Nam hoặc một số tổ chức (VD: Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức) thỉnh thoảng có tổ chức một vài cuộc thi viết mà phần thưởng là một khóa học mùa hè tại Đức. Quả là tuyệt vời phải không? Nhưng tất nhiên số lượng sinh viên “lĩnh thưởng” khá là ít, vì vậy bạn gần như phải là sinh viên có thành tích xuất sắc hoặc bài viết nổi trội. Có lẽ bạn sẽ hỏi: Vậy cơ hội đối với các bạn sinh viên ít nổi bật trong học tập ở đâu? Mời bạn đọc tiếp:

2 Đi Au-Pair 

Trong 10 năm trở lại đây, từ Au-pair không còn xa lạ đối với nhiều sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các sinh viên ngoại ngữ muốn trải nghiệm một năm tại các nước như Đức, Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Hà Lan, Mỹ… Điều kiện không khó: Bạn cần một chút liều (để quyết định 1 năm xa nhà và home stay tại một gia đình bản xứ và làm việc chân tay nhẹ nhàng một chút); bạn cần một chút tiếng Đức để giao tiếp cơ bản và xin visa (tất nhiên rồi!); bạn cần có (hoặc bố mẹ cho) một chút tiền qua 1 trung tâm môi giới. Hiện nay có một số trung tâm môi giới rất “thân thiện với sinh viên” với phương châm là không lấy tiền của người ít tiền (như sinh viên). Hoặc bạn cũng có thể tự làm việc với trung tâm môi giới Au-pair ở nước sở tại, trường hợp này bạn sẽ mất thời gian để mày mò và nhiều khi có khó khăn trong cuộc sống ở nước ngoài, bạn cũng sẽ không có tổ chức người Việt Nam đứng ra lo liệu giúp.

3 Kết bạn với người Đức:

Hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội có khá nhiều người nước ngoài, trong đó có người Đức sang sinh sống và làm việc. Đôi khi bạn có thể tình cờ gặp họ trên đường hay ở các tụ điểm du lịch, đôi khi bạn cần thâm nhập vào một số câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện, vân vân để gặp  nhiều người Đức. Người Đức sống và làm việc ở Việt Nam cũng giống như người Việt ở nước ngoài vậy, đôi khi họ rất cần có bạn bè là người bản xứ để hòa nhập và thực sự coi đất nước này là một quê hương thứ hai. Kết bạn với người Đức, không những mang cho bạn cơ hội để nói tiếng Đức, mà đôi khi còn đem lại những trải nghiệm rất thú vị, những tình bạn đặc biệt về sau.

4 Đọc một cuốn truyện bằng tiếng Đức:

Đó là nơi những con chữ, ngữ pháp phơi bày cho bạn nhìn thấy, cho bạn suy đoán, lặp đi lặp lại để bạn thấu hiểu những qui tắc từ vựng. Và đặc biệt, việc đọc xong một cuốn sách ngoại văn chắc hẳn sẽ khiến bạn rất tự hào với chính bản thân mình nữa chứ. Kết thân với những người có sở thích giống mình, bạn sẽ càng có cơ hội trau dồi và phát triển ngoại ngữ mình học. Link thư viện sách tại trung tâm Việt-Đức, click vào đây

5)Tham gia các câu lạc bộ tiếng Đức:

Để có cơ hội thực hành tiếng Đức, trao đổi với những thành viên cùng chung sở thích và chí hướng. Một số câu lạc bộ tiếng Đức cho bạn tham khảo: CLB Tiếng Đức tại Trung tâm Việt-Đức (Trường ĐHBK Hà Nội), CLB tiếng Đức Khoa Đức ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội,vv.

6) Và rất nhiều cách nữa….

Để giỏi một thứ, bạn cần và nên yêu thứ đó. Tiếng Đức cũng không phải ngoại lệ. Một khi bạn yêu tiếng Đức, bạn sẽ nghĩ ra rất nhiều cách học sáng tạo để phát triển nó. Bạn hãy chia sẻ để chúng mình cùng đến gần với ngôn ngữ của trí tuệ, logic này bạn nhé.

nguồn: danhgiaxehoitphcm.net


© 2024 | Học Tiếng Đức

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức



 

Bài học liên quan