Trong khi cách sử dụng “nächst- + các đơn vị thời gian khác” rất rõ ràng về mặt ý nghĩa.

Ví dụ:

  • nächste Woche – tuần tới
  • nächsten Monat – tháng tới
  • nächstes Jahr – năm tới

thì cách sử dụng “nächst- + Thứ” lại có sự mâu thuẫn trong cách hiểu.

Cùng tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé bạn

934 1 Su Nham Lan Khi Su Dung Nachst   Thu Trong Tieng Duc

Một tình huống điển hình trong cuộc sống

Chúng ta cùng xem xét một tình huống cụ thể như sau:

  • Heute ist Montag. Wir sehen uns nächsten Mittwoch (Hôm nay là thứ Hai. Chúng ta sẽ gặp nhau vào thứ Tư tới).

Vậy “Thứ Tư tới” ở đây cụ thể là thứ Tư nào?

  1. Mittwoch in 2 Tagen: Là thứ Tư sau đây 2 ngày nữa (cũng có nghĩa là thứ Tư của tuần hiện tại)
  2. Mittwoch in 9 Tagen: Là thứ Tư sau đây 9 ngày nữa (cũng có nghĩa là thứ Tư của tuần sau)

Tương ứng với 2 cách hiểu trên, chúng ta có 2 cách giải thích khác nhau như sau:

Lập luận cho cách hiểu A

Hãy để ý tính từ so sánh nhất “nächst-” được bắt nguồn từ tính từ nguyên mẫu nah.

Nah là gần, và nächst- đương nhiên là gần nhất.

Vậy thì:

  • nächsten Tag chính là cái ngày gần nhất với ngày hiện tại, vậy chính là hôm sau.
  • nächsten Mittwoch chính là thứ Tư gần nhất với ngày hiện tại, vậy chính là thứ Tư sau đây 2 ngày nữa.

Lập luận cho cách hiểu B

Vì chúng ta luôn sử dụng thời điểm hiện tại như mốc tham chiếu của thời gian, nên đối với tên các Thứ trơn (không thêm nächst-), người ta luôn nghĩ ngay đến các thứ của tuần hiện tại.

Có nghĩa rằng, trong trường hợp muốn hẹn gặp nhau vào thứ Tư sau đây 2 ngày nữa, chỉ cần nói như sau là đủ:

  • Wir sehen uns Mittwoch.

Một khi chúng ta đã nói rõ:

  • Wir sehen uns nächsten Mittwoch.

Vậy có nghĩa rằng đây là thứ Tư sau 9 ngày nữa.

Vậy cách lập luận nào đúng?

Đáp án là cả 2!

Hãy quan sát bản đồ bên dưới:

934 2 Su Nham Lan Khi Su Dung Nachst   Thu Trong Tieng Duc

Người Đức phân chia thành 2 nửa, một nửa hiểu theo cách lập luận A (các chấm tím), một nửa hiểu theo cách lập luận B (các chấm xanh).

Trong đó, phía Tây Đức thiên về cách hiểu A “Mittwoch in 2 Tagen“, trong khi phía Đông Đức lại thiên về cách hiểu B “Mittwoch in 9 Tagen“.

Ứng dụng thiết thực

Vì mỗi nơi trên nước Đức lại hiểu cụm từ nächst- + Wochentag theo cách khác nhau nên từ giờ mỗi khi bạn có những cuộc hẹn (Termine) quan trọng (như lịch thi, lịch phỏng vấn, lịch gia hạn Visa …) mà đối phương chỉ nói với bạn / chỉ viết cho bạn: nächst- + Wochentag, thì hãy hỏi lại cho rõ ngày tháng cụ thể để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc nhé (hoặc ít nhất yêu cầu họ nói rõ: “diese Woche Mittwoch” hay “nächste Woche Mittwoch“.

Tác giả: Trần Khắc Đạt

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức