Những điều cần biết về Số nhiều của ĐỘNG TỪ và các trường hợp đặc biệt trong tiếng Đức - Trình độ A1

 

I. ĐỊNH NGHĨA Động từ

I. ĐỊNH NGHĨA

Động từ diễn tả một hành động, một trạng thái hay một quá trình.

Ví dụ: Mein Freundist ein Lehrer. (Bạn tôi là một giáo viên) Ich kaufe ein Wörterbuch. (Tôi mua một quyển từ điển.)

Động từ là thành phần chính, không thể thiếu được của một câu. Khi nghiên cứu một động từ, chúng ta cần họcc các dạng gốc của nó. Từ dạng gốc này, chúng ta sẽ suy ra được những dạng thức còn lại. Những dạng gốc ấy là:

Infinitiv (nguyên mẫu): laden (mời đến), tragen (mang, vác) Präteritum (quá khứ präteritum): er lachte, er trugPartizip II (phân từ II): gelacht, ge tragen

 

934 1 Nhung Dieu Can Biet Ve So Nhieu Cua Dong Tu Trong Tieng Duc

II. PHÂN LOẠI: Có nhiều cách phân loại động từ khác nhau.

1. Theo cách chia, có thể phân loại động từ thành 2 dạng:

a. Động từ bất qui tắc (unregelmäßiges Veb) hay còn gọi là động từ mạnh (starkes Veb). Số động từ này không nhiều lắm. Chúng ta chỉ có cách phải học thuộc lòng và sử dụng thành thói quen. Chúng tôi có kèm theo bảng thống kê các động từ bất qui tắc thường dùng để các bạn tham khảo ở phần phụ lục vào cuối sách (CHƯƠNG 19).

b. Động từ hợp qui tắc (regelmäßiges Verb) hay còn gọi động từ yếu (schwaches Vebr) là động từ chia theo qui tắc.

Ví dụ: kaufen (mua)

c. Sự khác nhau giữa động từ hợp quy tắc và động từ bất qui tắc:

Giữa đồng từ bất qui tắc và động từ hợp qui tắc có những điểm khác nhau thường thấy như sau: Một số động từ bất qui tắc khi chia ở ngôi thứ 2 và 3 số ít của thì hiện tại, âm gốc sẽ bị biến đổi.

Ví dụ: 

a ==> ä: backen (nướng bánh); ich backe – du bäckst – er bächt

o ==> ö: stoßen (đẩy); ich stoße – du stößt – er stößt

a ==> ä: laufen (chạy); ich laufe – du läufst – er läuft

e ==> i: helfen (giúp đỡ); ich helfe – du hilfst – er hilft

Động từ hợp qui tắc ở thì quá khứ Präterium được thành lập bằng cách thêm –t giữa phần gốc và đuôi của động từ, động từ bất qui tắc không thêm –t.

Ví dụ: 

fragen – fragt(hỏi - động từ hợp qui tắc) finden – fand (tìm - động từ bất qui tắc)

Động từ hợp qui qui tắc thành lập phân từ II (Partizip II) với vần đầu là ge- và có đuôi là –t hay –et, động từ bất qui tắc có vần đầu là ge-và đuôi –en.

Ví dụ:

 fragen – gefragt (hỏi - động từ hợp qui tắc) finden – gefunden (tìm - động từ bất qui tắc)

Động từ hợp qui tắc không thay đổi âm gốc ở thì quá khứ Präteritum và ở Partizip II trong khi đó thường thì âm gốc của động từ bất qui tắc thay đổi.

Ví dụ: 

arbeiten – arbeitete – gearbeitet (làm việc - động từ hợp qui tắc)

beißen – biss – gebissen (cắn - động từ bất qui tắc)

Khác với động từ hợp qui tắc, động từ bất qui tắc ở thì quá khứ Präteritum ngôi thứ 1 và 3 số ít không có đuôi –te.

Ví dụ: 

frageb (động từ hợp qui tắc):

ich fragte – er fragte finden (động từ bất qui tắc):

ich fand – er fand

Trường hợp các động từ bất qui tắc đặc biệt: 3 động từ gehen (đi)stehen (đứng) và tun (hành động) biến đổi cả phụ âm sau âm gốc ở thì Präteritum và Partizip II (Phân từ II).

gehen ging gegangen stehen stand gestanden tun tat getan Động từ sein khi chia ở thì hiện tại, âm gốc biến đổi ở tất cả các ngôi.

Thì hiện tại (Präsens)

số ít: ich bin - du bist - er, sie, es ist

số nhiều: wir sind – ihr seid – sie sind

thể lịch sự: Sie sind

Thì Präteritum: ich war

Perfekt: ich bin gewesen

Trường hợp các động từ hợp qui tắc đặc biệt: Một vài động từ tuy là động từ hợp qui tắc nhưng âm gốc bị biến đổi từ e ở thì hiện tại (Präsens) sang a ở Präteritum và Partizip II.

Ví dụ: hiện tại (Präsens) - Präteritum - Perferkt

brennen – brannte – gebrannt (cháy) 

kennen – kannte – gekannt (quen, biết)

nennen – nannte – genannt (đặt tên)

rennen – rannte – gerannt (chạy)

senden – sandte – gesandt (gởi)

wenden – wannte – gewannt (quay lại)

 

Một vài động từ tuy là động từ hợp qui tắc nhưng lại thay đổi cả âm gốc và phụ âm theo sau ở thì quá khứ Präteritum và ở Partizip II.

bringen – brachte – gebracht (mang vát)

denken – dachte – gedacht (suy nghĩ)

Các trợ động từ và động từ tình thái wissen, dürfen, können, mögen, müssen, sollen, wollen có cách biến đổi đặc biệt

Ngoài ra còn có một số động từ thuộc loại hỗn hợp, nghĩa là vừa có thể là động từ bất qui tắc, vừa có thể là động từ hợp qui tắc. Khi đó nghĩa của chúng có thể thay đổi.

Ví dụ: 

hauen – hieb – gehauen (đánh đập)

hauen – haute – gehauen gären – gor – gegoren (ủ men)

gären – gärte – gegärt

Nhưng nghĩa của chúng cũng có thể thay đổi hẳn.

Ví dụ: 

schaffen – schuf – geschffen

schaffen – schaffte – geschafft.

(dùng động từ schaffen với nghĩa là sáng tạo) Der Dichter schuf ein großes Werk. (Nhà thơ đã sáng tác một tác phẩm lớn.)

(dùng động từ schaffen với nghĩa là làm việc, hoàn tất.) Wir haben heute viel geschafft(Hôm nay chúng ta đã làm được rất nhiều.)

(dùng động từ schaffen với nghĩa là đem đi, mang đi) Er hat den Brief zur Post geschafft(Hắn đã đem bức thư đến bưu điện)

2. Theo mối liên hệ đối với túc từ (Objekt), ta có thể chia động từ thành các dạng:

a. Ngoại động từ (transitives Vebs), viết tắc là (vt.). Loại động từ này cần có túc từ cách 4 bổ ngữ trực tiếp khi thành lập câu và khi chuyển sang thể thụ động, túc từ này có thể trở thành chủ từ cách 1.

Ví dụ: 

Er holt eine Tasse. (Anh ấy lấy 1 cái tách.)

Die Tasse wird von ihm geholt(Cái tách được anh ấy lấy.)

b. Nội động từ (intransitives Verb) viết tắc là (vi.).

Loại động từ này không cần túc từ bổ ngữ trực tiếp khi thành lập câu. Ví dụ: Er lacht(Nó cười.)

Die Kinder Schlafen(Những đứa trẻ ngũ.)

Sự phân loại trên chỉ có tính chất tương đối bởi vì có nhiều động từ có thể là ngoại động từ (vt.)

Ví dụ: 

waschen (vt.): tắm rửa

sich waschen (vr.): tự tắm rửa

Die Mutter wäscht das Kind. (Bà mẹ tắm cho đứa trẻ.)

Das Kind wäscht sich. (đứa trẻ (tự) tắm.)

 

3. Theo mối liên hệ giữa chủ từ và túc từ (Objekt), ta có thể chia động từ ra thành động từ phân thân (reflexives Verb) và động từ tương hổ (reziprokes Verb).

a. Động từ phản thân (reflexives Verb) viết tắc là (vr.). Là loại động từ chỉ hành động có tác dụng ngược lại đối với chủ ngữ, nó luôn luôn đi kèm theo đại từ phản thân tương ứng với chủ ngữ.

Ví dụ: sich ausruhen: (nghĩ ngơi) sich freuen: (vui mừng) Ich freue mich auf seinen Besuch. (Tôi vui mừng vì chuyến viếng thăm của anh ấy.)

b. Động từ tương hổ (reziprokes Verb): động từ chỉ hành động tác động lên đối tượng khác ngoài chủ ngữ.

Ví dụ: Ich schenke ihr die Blumen. (Tôi tặng nàng những bông hoa.)

4. Theo mối liên hệ với vị ngữ, có thể chia động từ thành động từ thường (Vollverben) và trợ động từ (Hilfsverben).

a. Động từ thường (Vollverben): Là tất cả những động từ có thể đứng một mình trong câu.

Ví dụ: 

Sie liebt ihm. (Nàng yêu chàng.)

Der Unfall forderte zwei Verletzte. (Tai nạn đã làm hai người bị thương.)

b. Trợ động từ (Hilfsverben):

Là động từ có chức năng trợ giúp cho một động từ khác ở một thì (quá khứ, tương lai) hoặc ở một thể (bị động) để hoàn thành một câu. Các trợ động từ:

· haben, sein để thành lập câu ở thì quá khứ Perfekt và Plusquamperfekt.

Ví dụ: 

Ich habe die Tür geöffnet. (Tôi đã mở cánh cửa ra.)

Er ist gegangen. (Anh ấy đã đi rồi.)

Du warst gekommen. (Bạn đã đến.)

· werden để thành lập câu ở thì tương lai hoặc thể thụ động (Passiv).

Ví dụ: 

Thì tương lai: Mein Sohn wird nach Ha Noi fahren. (Con trai tôi sẽ đi đến Hà Nội.)

Thể thụ động: Der Film wird heute nicht gereigt. (Bộ phim không được trình chiếu hôm nay.)

· haben, sein, werden cũng có thể là động từ thường khi nó đứng một mình trong câu và không giữ chức năng của một trợ động từ.

Ví dụ: 

Ich habe keine Zeit. (Tôi không có thời gian.)

Gestern waren wir im Kino. (Hôm qua chúng tôi đã đi xem phim.)

Werde bald wieder gesund! (Chóng bình phục nhé!)

· Động từ tình thái (Modalverben) dùng để tỏ thái độ của chủ ngữ trước một hành động, một tình trạng.

Động từ tình thái gồm có:

mögen: ưu thích, muôn

dürfen: đươc phép

können: có thể

sollen: nên, cần phải

müssen: phải

wollen: muốn Động từ tình thái cũng thường được dùng làm trợ động từ.

 

HOCTIENGDUC.DE

 

 

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức