Tìm hiểu về ĐẠI TỪ Pronomen  trong tiếng Đức - bài học cho trình độ A2

 

Đại Từ (Pronomen) A. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG (Personalpronomen)

I. KHÁI NIỆM

Cũng như các ngôn ngữ khác, đại từ nhân xưng trong tiếng đức được chia làm 2 nhóm:

số ít (Singular) và số nhiều (Plural).

Trong mỗi nhóm lại có 3 ngôi thứ (Person).

Ngôi thứ 3 số ít lại có 3 giống: giống đực (m), giống cái (f), và giống trung (n).

Riêng ngôi thứ 2 số nhiều có thêm một dạng để xưng hô với người đối diện (dù chỉ có một người và không phân biệt giới tính) trong trường hợp lịch sự hoặc người mới gặp, sơ giao hoặc với lòng kính trọng.

934 1 Nhung Dieu Can Biet Ve Dai Tu Trong Tieng Duc

II. DẠNG BIẾN CÁCH

Chúng ta hay quan sát bảng tóm tắt các biến cách của đại từ chỉ ngôi (hay đạI từ nhân xưng) như sau:

1. Số ít

2. Số nhiều

III. QUY LUẬT SỬ DỤNG

1. Các đại từ nhân xưng ich, du, wir, ihr, Sie ở các dạng cách 1 (N), cách 3 (D) và cách 44 (A), luôn luôn được dùng để chỉ vật, người.

Ví dụ: Ich habe dich gestern gesehen. (Hôm qua tôi đã nhìn thấy em.) Wir haben euch gut verstanden. (Chúng tôi hiểu rõ các bạn.) Ich habe Ihnen geschrieben. (Tôi đã viết cho Ngài.)

2. Các đại từ nhân xưng er, sie, es, sie (sie của dạng số nhiều) ở các dạng cách 1 (N), cách 3 (D) và cách 4 (A) được dùng để chỉ về người hay vật đã được nhắc đến từ trước.

Ví dụ: Der Professor ist verreist. Er kommt heute nicht. (Vị giáo sư đã đi xa. Hôm nay ông ấy không đến.)  Die Blumen sind vertrocknet. Ich habe ihnen zu wenig Wasser gegeben. (Các bông hoa héo rồi. Tôi tưới chúng ít quá.)

3. Với đại từ chỉ ngôi thứ 3 số ít (mục I) ngườ?i ta còn gặp một trường hợp khác gọi là vô nhân xưng (unpersönlich). Khi đó, người ta dùng đại từ es (cái đó, điều ấy...). đại từ này có biến cách như sau:

Cách 1 (N) ==> es Cách 2 (G) ==> dessen (es) Cách 3 (D) ==> Không có Cách 4 (A) ==> es

Ví dụ: Es regnet. (Trời mưa.)

4. Người ta có thể kết hợp các dạng biến cách của đại từ nhân xưng với giới từ. Dạng thức được dùng nhiều nhất là cách 3 (D) và cách 4 (A). Cách này để tránh lập lại đối tượng của hành động.

Ví dụ: Ich habe meine Kinder lange nicht gesehen. Ich sehne michnach ihnen(đã lâu tôi không gặp các con tôi. Tôi nhớ chúng lắm.)

5. Khi đối tượng là sự vật hay nội dung của một lời phát biểu... thì người ta thường dùng dạng thức: „da + giới từ" để thay cho dạng thức: "giới từ + biến cách của đại từ“ như đã nói ở trên đây.

Ví dụ: Sprechen Sie bitte nicht mehr über Deutschland. Ich sehne mich danach (=nach Deutschland, nach es(Xin ông đừng nhắc đến nước Đức nữa. Tôi nhớ nó lắm.)

Chúng ta cần phân biệt cách dùng này. Xin xem thêm ví dụ sau đây:

Ví dụ: Er interessiert sich für sie. (Anh ta thích cô ấy.) („sie“ ở đây là 1 cô gái.) Er interessiert sich dafür. (sự vật mà anh ta thích có thể thuộc giống cái, nhưng không dùng „für sie“)

IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Cách xưng hô "du" và "ihr" là cách gọi thân mật được dùng cho trẻ con, họ hàng, người trong gia đình (trẻ con gọi người lớn trong gia đình cũng bằng "du"), ngườii quen biết và bạn bè thân mật.

2. Cách xưng hô với „Sie“ được dùng trong ý nghĩa lịch sự, lễ phép. „Sie“ có thể dùng cho một hay nhiều đối tượng, mặc dù các thành phần ngữ pháp liên quan khác (như động từ...) phải ở dạng số nhiều.

3. Người ta luôn luôn viết du, dich, ìhr, euch… bằng chữ thường. Người ta luôn viết Sie, Ihnen, Ihren… bằng chữ hoa.

4. Mặc dù các từ Fräulein, Mädchen theo truyền thống được xếp vào giống trung, nhưng trong tiếng đức hiện đại, người ta có khuynh hướng thay chúng bằng đại từ „sie“ (ngôi thứ 3 số ít, giống cái).

(Fräulein = Mädchen = thiếu nữ, cô gái chưa chồngTheo sự hiểu biết của LRC: Cả hai từ này tuy đồng nghĩa nhưng khi dùng có ý nghĩa khác nhau một chút, Fräulein còn là tiếng gọi cho các cô gái trẻ bán hàng hay các quán ăn. Mädchen có tính cách nói chung chung, phổ thông hơn.)

5. Trong thi ca, văn chương cổ, dạng cách 2 (G) meiner, deiner, seiner thường được thay bằng mein, dein, sein.

Ví dụ: Vergiss mein nicht. (= Vergissmeinnicht) (Xin đừng quên tôi.)

A. ĐẠI TỪ SỞ HỮU (possessivpronomen)

Tương ứng với đại từ nhân xưng, ta có đại từ sở hữu. đại từ sở hữu biến đổi theo giống, theo số và theo cách của danh từ mà nó bổ nghĩa.

Đại từ sở hữu + Danh từ

Ví dụ: mein Buch: quyển sách của tôi deine Freundin: bạn gái của anh. Ihr Heft: quyển vở của Ông (Ngài).

I. ĐẠI TỪ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÔI Ở DẠNG CƠ BẢN

1. Số ít

2. Số nhiều của đại từ sở hữu thêm –e vào đuôi của đại từ sở hữu số ít.

Ví dụ: meine Blumen: những bông hoa của tôi.  seine Bilder: những bức tranh của ông ấy.

II. MỘT SỐ LƯU Ý KHI XỬ DỤNG

1. Đại từ sở hữu cho biết người hay vật đó thuộc về ai, hay ai là chủ nhân của chúng. Chúng ta so sánh hai cách nói sau đây:

Ví dụ: Das ist meine Tasche. = Sie gehörrt mir. (đây là túi xách của tôi. = Nó thuộc về tôi.) Das ist sein Buch. = Es gehört dem Chef(đây là cuốn sách của ông ấy. = Nó thuộc về sếp.) Das ist unser Koffer. = Er gehört uns(đó là cái va-li của chúng tôi. = Nó thuộc về chúng tôi.) Das ist ihr Buch. = Es gehört den beiden Kindern(đó là cuốn sách của chúng nó. = Nó thuộc về hai đứa trẻ ấy.)

2. Kiểu xưng hô lịch sự Ihr, Ihre có thể dùng khi vật hay người thuộc về một hay nhiều chủ nhân.

Ví dụ: Ist das Ihre Tasche? – ja, sie gehört mir. (Túi sách này của bà phải không? – Vâng, nó thuộc về tôi.) Ist das Ihre Tasche? – Ja, sie gehört uns. (Túi sách này của Ông Bà phải không? – Vâng, nó thuộc về chúng tôi.)

3. Dạng cơ bản được đề cập đến trên đây chính là dạng sở hữu ở cách 1 (N).

Ví dụ: mein Buch; seine Tasche

4. Dạng cơ bản của đại từ sở hữu ở giống đực và giống trung số ít (er, es) thì tương tự nhau (sein). Trong khi đó, giống cái số ít (sie) và số nhiều của cả 3 giống (sie) lại có cùng dạng đại từ sở hữu cơ bản (ihr).

5. Đối với ngôi thứ 3 số ít và số nhiều, người đức còn hay dùng một dạng đại từ sở hữu khác, đó là:

a. số nhiều và giống đực, số ít và giống trung: dessen

b. số ít và giống cái: deren với ý nghĩa: của người đó, của vật đó. Cách dùng như vậy để làm rõ sở hữu chủ hơn, tránh những lầm lẫn đáng tiếc. Chúng ta so sánh 2 ví dụ sau:

Ví dụ: Sie traf ihre Freunde und deren Verwandte. (Chị ấy gặp gỡ bạn bè của mình và thân nhân của họ.) Sie traf ihre Freunde und ihre Verwandte. (Chị ấy gặp gỡ bạn bè và thân nhân của mình.)

III. BIẾN CÁCH CỦA ĐẠI TỪ SỞ HỮU

Một số lưu ý khi xử dụng:

Sau đây là bảng tổng hợp sự biến đổi của đại từ sở hữu mein (của tôi)theo giống, cách và số ít, nhiều:

1. Đại từ sở hữu có đuôi luôn luôn thay đổi theo người hoặc sự vật đứng sau nó. Sự thay đổi ấy phụ thuộc vào:

a. Dạng biến cách (1 (N), 2 (G), 3 (G), 4 (A))

b. Giống ngữ pháp (đực (m), cái (f), trung (n))

c. Số (ít, nhiều)

Ví dụ: Das ist meine Tasche. (cách 1, số ít) (đó là cái túi của tôi.) Ich kenne ihren Sohn. (cách 4, số ít) (Tôi quen con trai của họ.)

Nhưng:

Ich kenne ihre Söhne. (cách 4, số nhiều) (Tôi quen những đức con trai của họ.) Ich helfe meiner Mutter (cách 3, số ít) (Tôi giúp đỡ mẹ tôi.)

2. Nói tóm lại, khi sử dụng đại từ sở hữu, chúng ta phải luôn luôn tự đặt cho mình 2 câu hỏi sau:

a. Ai là sở hữu chủ ?

b. đuôi biến cách phải dùng là gì ?

Ví dụ : Ich hole den Mantel der Kollegin(Tôi lấy chiếc áo khoác của cô bạn đồng nghiệp.)

Trong câu nói trên đây:

• Chủ của „Mantel“ ở ngôi thứ 3, số ít, giống cái.

• đuôi biến cách phải dùng là „cách 4 (A)“, số ít, giống đực (m). Như vậy nếu dùng đại từ sở hữu cho câu nói trên đây, chúng ta phải nói như sau:

- Ich hole ihren Mantel. (Tôi lấy chiếc áo khoác của cô ấy.)

3. Trong dạng sở hữu của ngôi thứ 1 số nhiều wir và ngôi thứ 2 số nhiều cách dùng thân mật ihr, người ta có thể bỏ bớt e đi.

(Phần 3. này LRC thấy hầu như ngườ đức không xử dụng bỏ bớt e, không quan trọng cần phải học nhưng chúng ta nên xem qua cho biết.) 

Chúng ta có:

uns(e)re hay unsre (của chúng tôi) uns(e)ren hay unsern (unsren) uns(e)rem hay unserm (unsrem) uns(e)rer hay unsrer uns(e)res hay unsres

eu(e)re hay eure (của các bạn) eu(e)ren hay euern (euren) eu(e)rem hay euerm (eurem) eu(e)rer hay eurer eu(e)res hay eures

4. Trái lại với các đại từ khác, đại từ sở hữu có thể được dùng làm mạo từ. Nó có thể dùng như tính từ đi với mạo từ.

Ví dụ : Wessen Bleistift ist das ? (Bút chì của ai?) Das ist meiner./ Das ist der meine. (Của tôi./ Nó là của tôi.) Wessen Buch ist das? (Quyển sách của ai?) Das ist ihres./ Das ist das ihre. (Của cô ấy./ Nó là của cô ấy.)

IV. CÁCH DÙNG ĐẠI TỪ SỞ HỮU ĐỘC LẬP

Trên đây chúng ta được biết đại từ sở hữu được dùng như một tính từ, nghĩa là theo sau nó phải có danh từ. Ngoài ra, chúng ta còn có thể dùng đại từ sở hữu như một đại từ đúng nghĩa của nó, nghĩa là không cần phải có danh từ theo sau. Tuy vậy, nó vẫn phải được biến cách cho thích hợp. Có hai cách dùng và chúng ta se xem hai bảng sau với đại từ sở hữu « mein » làm thí dụ.

1. Không có mạo từ kèm theo

2. Có mạo từ kèm theo

Ví dụ : Sein Computer ist defekt. Meiner (hay der Meine) ist auch.(Máy điện toán của nó bị hư. Cái của tôi cũng vậy.) Unsere (hay Unsre hay Die Uns(e)re) haben gewonnen. (Người của chúng tôi đã chiến thắng.)

Trong ví dụ trên đây

Unsere = die Leute unserer Mannschaft (Người của đội tuyển chúng tôi) Wessen Haus ist das? (đó là căn nhà của ai?) Das ist mein Haus. (đó là căn nhà của tôi.) Das ist meins. (Nó của tôi)

Ví dụ: Mein Mantel ist zerissen und deiner auch. (Chiếc áo măng tô của tôi bị rách và cái của anh cũng vậy.)

B. ĐẠI TỪ NGHI VẤN (Interrogativpronomen)

I. CÁC LOẠI ĐẠI TỪ NGHI VẤN

Đại từ nghi vấn dùng để hỏi. Đại từ nghi vấn gồm có:

1. “Wer" ai? Hỏi về người. Đại từ nghi vấn wer dùng chung cho cả 3 giống và số nhiều.

Ví dụ: Wer kommt? (Ai đến?) Der Vater, die Mutter (od. die Eltern) kommen. (Cha, mẹ (hoặc. song thân) đến.)

2. „Was?“ Hỏi về vật, sự vật hoặc toàn thể nội dung của sự vật.

Ví dụ: Was ist das? (Cái gì đó?) Das ist ein Spielzeug. (đó là một món đồ chơi.)

Không thể dùng đại từ was sau giới từ.

Thay vì nói: Für was arbeiten wir?

Ngưới ta nói: Wofür arbeiten wir? (Chúng ta làm việc vì cái gì?)

Tương tự, ta sẽ có womit (với cái gì) (không dùng mit was?),wovon (về cái gì ) (không dùng von was?)

3. „Welcher (welche, weches)?“ khi hỏi về một đối tượng trong một đám đông (hoặc một số lượng lớn).

Ví dụ: Welches Buch? (unter mehreren) (Quyển sách nào? (trong số nhiều quyển sách))

Eine Frau hat mit der Arbeit neu begonnen. Mehrere Frauen arbeiten an der Maschine. Der Betriebsleiter fragt: „Welche(oder:welches) ist die Neue?“ (Một phụ nử bắt đầu công việc mới. Có nhiều phụ nử đang làm việc bên máy. Lãnh đạo nhà máy hỏi: „Ai là người mới đến?“

Đại từ welches (…nào?) có thể dùng cho cả 3 giống ở số ít và số nhiều.

Ví dụ: Welches ist der treffendste Ausdruck? (Cách diễn đạt nào chính xác nhất?) Welches ist die treffendste Redensart? (Cách phát biểu nào đúng nhất?) Welsches sind die treffendsten Ausdrücke? (Các cách diễn đạt nào chính xác nhất?)

4. „Was für (ein)?“ (Một cái gì?). Hỏi về đặt tính, bản chất của một đối tượng hoặc một hiện tượng.

Ví dụ: Was für eine Geschichte ist das? (đó là một câu chuyện thế nào?) Was für Möglichkeiten gibt es? (Có những khả năng nào?)

Người ta có thể viết theo cách hỏi cũ:

Was ist das für eine Geschichte?

II. BIẾN CÁCH CỦA ĐẠI TỪ NGHI VẤN: WER – WAS – WELCH

ở Các đại từ nghi vấn thuộc loại biến cách mạnh.

ở Dạng nhắn gọn welch không bị biến cách.

Ví dụ: Welch große Begeisterung! (Sự phấn khởi nào lớn hơn!) Welch gutem Geist hab’s ich das zu verdanken? (Tôi phải tạ ơn vị thần tốt bụng nào về chuyện này đây?)

Ví dụ: Welches Klied soll ich nehmen (das blaue oder das schwarze)? (cách 4, giống trung) (Tôi nên lấy chiếc váy nào (chiếc màu xanh hay chiếc màu đen)?)

Welches steht mir besser? (cách 1, giống trung) (Chiếc nào thích hợp với tôi hơn?)

Welche Partei wählt er eigentlich? (cách 4, giống cái) (Thật ra ông ấy bầu cho đảng nào?)

Mit wechem Zug kommst du? (cách 3, giống đực) (Anh đến bằng chuyến tàu hoả nào thế?)

 

Tác giả Nguyễn Thu Hương - Nguyễn Hữu Đoàn

HOCTIENGDUC.DE

 

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức