Đây là trình độ cơ bản nhất trong tiếng Đức, nên nội dung ngữ pháp cũng đơn giản nhất. Trong trình độ này chúng mình được học:

Chia động từ cơ bản ở thì hiện tại trong tiếng Đức 

Động từ tách và không tách. Mỗi tiếp tố lại mang đến một ý nghĩa mới cho động từ. Có lúc chúng sẽ tách riêng và đứng cuối câu, khi thì nó phải ghép liền với động từ.  

Miêu tả về thời gian trong tiếng Đức. Trong tiếng Đức, có hai dạng thời gian là: chính thống và không chính thống

Chia động từ trong thì quá khứ Perfekt và Präteritum. Đây là hai quá khứ trong tiếng Đức. Tuy nhiên sự khác nhau của chúng nằm ở cách sử dụng: văn nói , thư từ mang tính thân mật ( Perfekt ), văn viết, thư từ mang tính chính thống, bản tin thời sự, câu chuyện cổ tích. Sự khác biệt còn nằm ở cách hình thành cấu trúc: Trợ từ haben/sein + Partizip II ( Phân từ II) với thì Perfekt. Còn thì Präteritum ta sẽ chia trực tiếp trên động từ để hình thành thì này. 

Đặt câu hỏi trong tiếng Đức. Trong tiếng Đức có hai dạng câu hỏi: Câu hỏi mang tính quyết định ( Ja/Nein Fragen), câu hỏi có từ để hỏi ( W – Fragen)

1 Co Ban Ve Ngu Phap Tieng Duc Trinh Do A1

Làm sao để phủ định một cái gì đó? Sẽ có hai mạo từ phủ định kein/nicht. Chúng ta sẽ sử dụng chúng tùy thuộc vào mục đích nói. 

Đặt câu mệnh lệnh ra sao cho phù hợp? Có 3 dạng tương ứng: Sie  – Form , Ihr Form và Du – Form. Mỗi một dạng câu sẽ có cách hình thành động từ và những lưu ý riêng.

Làm quen 3 trong 4 cách của tiếng Đức ( Nominativ, Dativ, Akkusativ ). Mỗi cách có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Đây là nền tảng quan trọng để bạn học những kiến thức cao hơn sau này. 

Sở hữu của danh từ trong tiếng Đức. Ở trình độ bắt đầu, bạn được làm quen với đại từ sở hữu ở cách 1 và cách 4. Lưu ý, đuôi của mạo từ sở hữu cũng được chia dựa vào cách của danh từ. 

Chia đuôi tính từ tùy thuộc vào các cách. Đây là kiến thức mà mình thấy khá hách não, nhưng đồng thời cũng rất thú vị.

Động từ khuyết thiếu trong tiếng Đức là gì? Làm thế nào để sử dụng cho đúng?

Đại từ nhân xưng ở cách 1 và cách 4. Ngoài chức năng dùng để xưng hô, đại từ nhân xưng còn được dùng để thay thế cho những từ đã được nhắc đến trước đó Việc này nhằm tránh hiện tượng lặp từ trong câu. Đại từ nhân xưng cũng biến đổi tương ứng tùy thuộc vào cách.

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức