Kinh nghiệm học tiếng Đức Thành công của các Du học sinh Đức

Kinh nghiệm học tiếng Đức Thành công của các Du học sinh Đức

Việc học tiếng đối với một số người có thể là một điều khiến người học trở nên thích thú nhưng đối với người khác có thể làm thảm họa. Những kinh nghiệm sau mình viết dựa trên bản thân mình, mình chưa bao giờ thấy việc học tiếng Đức là một điều khó nhằn, không thể làm được.

Những kinh nghiệm sau mình viết dựa trên bản thân mình, mình chưa bao giờ thấy việc học tiếng Đức là một điều khó nhằn, không thể làm được (ít nhất là việc làm quen và học các từ phổ thông trong tiếng Đức).

Nói thêm về hoàn cảnh lúc bấy giờ của mình, từ tháng 9 năm 2014 mình đã bắt đầu đi học tiếng Đức tại Deutsch Zentrum, song song với việc học tại đại học (cũng học Bác sỹ đa khoa). Thời gian đầu vẫn chưa có ý định hoàn toàn là sẽ đi, mà chỉ giống kiểu một ý nghĩ chợt thoáng qua thôi, nên mình chưa dồn hết sức để học tiếng Đức.

Học tiếng Đức đến tháng 10 mình nghỉ, và không tiếp tục học tiếp vì lúc bấy giờ cũng chưa có khóa học mới, hoặc các khóa học lại trùng giờ với giờ học của mình ở đại học.

Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến 12 mình thực sự không học một khóa tiếng Đức nào cả, vì thế để không mất đi các khả năng đã được học, mình đã sử dụng chương trình Rosetta Stone trên máy tính để ôn lại các kỹ năng, đồng thời trau dồi thêm khả năng phát âm của mình (chương trình này mình thấy khá hay, được tập phát âm khá nhiều).

934 1 Kinh Nghiem Hoc Tieng Duc Thanh Cong Cua Cac Du Hoc Sinh Duc

Đến giữa tháng 12, mình tìm được một khóa tiếng Đức để học hết A2 đến giữa tháng 1 nên đã tham gia.

Lúc đó, bản thân đã quyết định dành nhiều thời gian hơn cho tiếng Đức, đồng thời khóa tiếng đó (tại viện Goethe Hồ Chí Minh, mình sẽ dành thêm thời gian để nói về các lựa chọn nơi học khi học tiếng Đức) là một khóa tăng cường (Intensivkurs) nên mình đã quyết định nghỉ hẳn ở đại học để dồn tâm trí cho việc học tiếng Đức, tóm gọn lại là nghỉ nhiều hơn ở đại học và đi học nhiều hơn ở trung tâm.

Điểm đại học vì thế cũng thấp hơn so với các bạn học đại học chung với mình (vì mình thường đi thi mà không có chữ gì trong đầu hoặc là chỉ có thời gian rất ít để ôn thi). Việc phân bố thời gian như thế nào, mình sẽ để các độc giả tự quyết định, nhưng các bạn cần tự trả lời các câu hỏi sau:

  • Muốn học tiếng Đức để biết thêm một ngôn ngữ mới hay để đi du học ?
  • Việc nghỉ học ở đại học có ảnh hưởng gì đến việc sau này nếu bạn không thể đi Đức hay đi được rồi nhưng không thi đậu dự bị rồi phải quay về không ?

Quay trở lại với việc học tiếng Đức. Sau khóa A2 ấy, mình tiếp tục học B1 cũng ở Goethe, đồng thời học thêm 1 khóa B1 cấp tốc.

Lúc ấy mình thấy rõ sự khác biệt về việc học giữa 2 trung tâm này: Goethe dạy (theo ý kiến cá nhân) khá là chậm và có phần ko được lôi cuốn (interessant) cho lắm nên mình quyết định học theo giáo trình B1 của trung tâm Phương Nam. Ở đây các bạn sẽ được học B1 có định hướng (orientiert) hơn, mình còn nhớ mới buổi học đầu đã phải học cách làm bài viết rồi. Đồng thời được nói tiếng Đức nhiều hơn. Ấn tượng với thầy Tuân ở trung tâm này.

Khi học được 1 nửa khóa B1 ở Goethe, mình đã quyết định đăng ký thi lấy B1 luôn. Ban đầu cũng cảm thấy hơi không chắc chắn về quyết định này vì dù sao mình cũng chưa học hết B1, nhưng mình thấy ở VN có kì thi Aufnahme vào Uni Mainz và cần B1 nên quyết định thi luôn để mà có bằng để đăng ký tham gia. Tính lại thì mình chỉ có từ khoảng giữa tháng 1 đến đầu tháng 3 để học B1 (1 tháng rưỡi), nên kết quả mình nhận được cũng khá bất ngờ: 3 điểm trên 90 và môn nghe 88.

Như vậy là đã đủ hồ sơ để thi vào Studienkolleg Mainz ở Việt Nam. Năm mình thi vào M-Kurs họ cho thi 2 môn là môn Sinh và môn tiếng Đức.

Môn Sinh thì khá dễ, có 10 câu trắc nghiệm, chỉ cần học hết tài liệu người ta đưa là qua (sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được một tài khoản có đề cương ôn môn sinh bằng tiếng Đức và 1 số bài Test thử ở môn tiếng Đức).Tuy nhiên môn tiếng Đức thì cực kỳ khó (xem thêm điều kiện du học Đức), vì mình vẫn chỉ mới học xong B1 và đề thi lại ra là B2, chưa kể đây không chỉ là C-Test bình thường như một số trường dự bị thi ở Đức mà còn có cả các phần như phải diễn đạt 1 câu 1 cách khác nhưng vẫn giữ đúng nghĩa của câu đó (Satz umschreiben). Và thế là rớt. Sau khi rớt xong mới nhận ra rằng cho dù có B1 thì khả năng là vẫn chưa đủ trình độ để viết C-Test bên kia nên mình quyết định học và thi B2 luôn, trong vòng 2 tháng. Thi thì được 83/100. Ôn B2 khó hơn nhiều so với B1, vì cơ bản là ngữ pháp giữa 2 level hầu như không có gì mới, cái chính là cải thiện kỹ năng nói và viết thôi (mình cảm thấy thế).

Tác giả bài viết: Lâm Ngô – Uni Heidelberg

Giới thiệu đôi nét về bản thân:

Ngô Thanh Lâm, sinh năm 1996, trước đây sinh sống và học tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Bắt đầu có khái niệm đi Đức ngay sau khi thi đại học (tầm năm 2014), mất gần 1 năm để học tiếng ở nhà, trong thời gian đó chuẩn bị hồ sơ để nộp vào các trường dự bị đại học (Studienkolleg). Bản thân chưa bao giờ nghĩ mình là giỏi (có phần ham chơi – mình nói thẳng như vậy luôn, vì một số bạn sợ là qua đây học Y cần học giỏi sẵn ở nhà, điểm tuyệt đối, con nhà người ta vân vân…, và điều đó là không hoàn toàn đúng). KHÔNG HOÀN TOÀN nhé, mình chưa bao giờ thấy mình học ở cấp 3 và đại học giỏi bao giờ, có lẽ qua đây chăm lên 1 chút nên mới có cơ hội vào được Uni ở đây thôi).

Đã học Studienkolleg Sachsen (ở Leipzig), hiện tại sắp vào năm 2 ở Uni Heidelberg, khoa Humanmedizin.


© 2024 | Học Tiếng Đức

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức



 

Bài học liên quan