Những điều cần biết về Thành phần bổ sung câu trong tiếng Đức cho trình độ A1

(Objekt und adverbiale Ergänzungen)

Chúng ta đã làm quen với câu đơn giản trong tiếng Đức và cũng đã nói về „Khung văn phạm“ trong tiếng Đức như sau:

Subjekt (chủ ngữ) Prädikat (vị ngữ) Objekt (TP bổ sung) (Verb = động từ)

Chủ ngữ (Subjekt) chính là thành phần bổ sung quan trọng nhất trong câu, chủ ngữ luôn đứng ở cách một (Nominativ). Tùy theo số (số nhiều, số ít) của chủ ngữ mà người ta chia động từ (Prädikat), như vậy chúng ta có thể nói vị ngữ được chia theo chủ ngữ.

Nhưng vị ngữ lại là linh hồn trong câu nói. Vị ngữ quyết định về cách của những thành phần bổ sung vị ngữđi kèm theo (Objekt) trong câu.

Ngoài thành phần bổ sung vị ngữ còn có thành phần bổ sung hoàn cảnh (adverbiale Ergänzungen).

Người ta có thể dễ dàng nhận ra và sử dụng chủ ngữ cũng như vị ngữ trong một câu tiếng Đức. Nhưng sự phức tạp lại nằm ở những thành phần bổ sung vị ngữ cũng như những thành phần bổ sung khác trong câu.

Chúng phức tạp không phải vì vị trí của chúng trong câu mà do sự biến đổi rất ghê gớm của một số loại từ, nhất là tính từ và các loại đại từ. Nhưng tính từ dù biến đổi nhiều vẫn có qui tắc chặt chẽ.

Đáng ngại hơn cả là giới từ vì cũng như động từ, giới từ tiếng Đức cũng có quyền đòi hỏi cách và chúng có rất nhiều ngoại lệ. Đôi khi rất khó phân biệt.

 

 

934 1 Thanh Phan Bo Sung Cau Trong Tieng Duc

Thành phần bổ sung vị ngữ (Objekt)

Một số động từ đôi khi không đòi hỏi thành phần bổ sung vị ngữ ví dụ:

Es regnet. // Trời mưa.

Das Baby schläft. // Đứa trẻ ngủ.

Sandra singt. // Sandra hát.

Nhưng đa số động từ đòi hỏi ít nhất là một thành phần bổ sung, có động từ còn đòi hỏi hai thành phần bổ sung ví dụ:

Ich schenke dir eine Rose.

Ở câu trên chúng ta thấy nếu chỉ nói „Tôi tặng em…“ thì câu nói bị thiếu, ít nhất cũng phải biết thêm là tặng cái gì. Khi thêm vào „một bông hồng.“ Thì câu nói mới hoàn chỉnh.

Thành phần bổ sung vị ngữ (Objekt-Ergänzung) hoàn toàn bị phụ thuộc vào Vị ngữ (Prädikat) và Vị ngữ lại bị phụ thuộc vào Chủ ngữ (Subjekt).

Ví dụ:

Der Jäger (=Subjektschießt (= Prädikatden Hasen (= Objekt).

Ở đây chúng ta thấy hành động bắn (schießt = Prädikat) của người thợ săn (Der Jäger) được chĩa vào con thỏ (den Hasen). Con thỏ chính là cái đích của người thợ săn. Hành động này (động từ, Prädikat) cũng quyết định về cách (Fall, Kasus = cách) của thành phần bổ sung vị ngữ (Objekt). Động từ „schießen“ ở đây đòi hỏi bổ sung cách bốn (Akkusativ-Ergänzung)

- Tùy theo từng động từ mà chúng ta có thể phân biệt các thành phần bổ sung vị ngữ sau:

  • Vị ngữ đòi hỏi một thành phần bổ sung trực tiếp (Akkusativ-Ergänzung)

Ich liebe dich.

Liebst du mich auch?

  • Vị ngữ đòi hỏi một thành phần bổ sung gián tiếp (Dativ-Ergänzung)

Ich helfe dir.

Hilfst du mir auch?

  • Vị ngữ đòi hỏi một thành phần bổ sung cách hai (Genitiv-Ergänzung)

Sie gedachten der Verstorbenen.

Gedachten sie der Verstorbenen?

  • Vị ngữ đòi hỏi một chủ ngữ một Dativ-Ergänzung và một Akkusativ-Ergänzung.

Ich gebe dir mein Geld.

Gibst du mir auch dein Geld?

  • Vị ngữ đòi hỏi một thành phần bổ sung giới từ (Präpositionale-Ergänzung)

Der Sohn kämpft gegen seinen Vater.

Ich warte auf dich.

 

Thành phần bổ sung trực tiếp

Để làm rõ ràng sự khác biệt giữa thành phần bổ sung trực tiếp và gián tiếp chúng ta sẽ xem xét hai câu sau.

  1. Ich schenke dir einen Hut.
  2. Ich schreibe dir einen Brief.

Về ngoại hình hai câu nói này gần như hoàn toàn giống nhau. Sự khác nhau là thành phần bổ sung của chúng. Ở câu thứ nhất động từ là „schenken = tặng“. Nếu nói „tặng“ thì thành phần bổ sung trực tiếp cho „tặng“ phải là „tặng ai?“ rồi sau đó mới là „tặng cái gì?“.

Ở câu thứ hai động từ là „schreiben = viết“, bổ sung trực tiếp cho „viết“ dĩ nhiên phải là „viết cái gì?“, sau đó mới là „cho ai?“. Cũng chính vì thế mà có sự khác nhau về cách giữa hai động từ trên.

Chắc mọi người đều biết động từ „schenken“ đòi hỏi cách ba (Dativ), còn„schreiben“ đòi hỏi cách bốn „Akkusativ“.

 

Đa số động từ tiếng Đức đòi hỏi thành phần bổ sung trực tiếp cách bốn (Akkusativ).

 

Ví dụ: lieben, schlagen, kochen…

Đối với những động từ này chúng ta chỉ cần nói theo sơ đồ „S – P – O“ là đủ:

Ich liebe dich.

Er schlägt mich.

Không phải động từ nào cũng đơn giản như vậy. Nếu chúng ta sử dụng động từ „viết = schreiben“ như ở ví dụ trên đôi khi lại nảy sinh thêm một nhu cầu bổ sung phụ cho động từ này.

Ich schreibe einen Brief.

Ich schreibe dir einen Brief.

Ở câu thứ hai chúng ta thấy bên cạnh thành phần bổ sung trực tiếp „viết cái gì?“ có thêm một thành phần bổ sung nữa: cho ai?. Đây là thành phần bổ sung gián tiếp trong câu và nó sẽ phải đứng trong cách ba. Thông thường cách ba sẽ đứng trước cách bốn trong câu.

Một số ít động từ đòi hỏi thành phần bổ sung trực tiếp cách ba. Những động từ này gọi là Dativ-Verben. Vì chúng rất ít nên có thể học thuộc lòng những động từ thông dụng được.

antworten, schenken, helfen…

Chú ý:

Ich schenke dir das Buch.

Ich schenke es dir.

Bình thường ra cách ba đứng trước cách bốn trong câu. Có lẽ cũng vì thế mà người ta gọi tên cách theo thứ tự. Nhưng khi thành phần bổ sung cách bốn không phải là danh từ mà là một đại từ thì đại từ này sẽ đứng trước cách ba như ở câu thứ hai.

* Chúng ta có thể tóm tắt về những thành phần bổ sung vị ngữ trong tiếng Đức như sau:

  • Động từ đòi hỏi cách một (Nominativ-Ergänzung)
  • Động từ đòi hỏi cách bốn (Akkusativ-Ergänzung)
  • Động từ đòi hỏi cách ba (Dativ-Ergänzung)
  • Động từ đòi hỏi cách hai (Genitiv-Ergänzung)
  • Động từ đòi hỏi cách ba và bốn (Dativ und- Akkusativ-Ergänzung)
  • Động từ đòi hỏi thành phần bổ sung giới từ (Präpositionale-Ergänzung)

* Chú ý: Khi học một động từ mới chúng ta nên học ngay cách chia động từ cũng như quyền đòi hỏi thành phần bổ sung (Wertigkeit, Valenz) của chúng. Có thế chúng ta mới sử dụng được động từ vừa học.

Đây là sự khác biệt lớn giữa động từ và danh từ cũng như giữa tiếng Đức và tiếng Việt.

 

Thành phần bổ sung hoàn cảnh(adverbiale-Ergänzung, Umstand-Ergänzung)

 

Thành phần bổ sung hoàn cảnh (adverbiale Ergänzung) miêu tả kỹ thêm về hoàn cảnh, bối cảnh xung quanh một sự việc xẩy ra vì thế mà người ta còn gọi chúng trong tiếng Đức là „Thành phần bổ sung hoàn cảnh =Umstand-Ergänzung).

Miêu tả địa điểm: WO? Der Jäger schießt IM WALD einen Hasen.

Miêu tả thời gian: WANN? Der Jäger schießt AM ABEND einen Hasen.

Miêu tả cách (Modal): WIE? Der Jäger schießt SCHNELL einen Hasen.

Miêu tả nguyên nhân: WARUM? Der Jäger schießt AUS LANGEWEILE einen Hasen.

 

Cũng may những thành phần bổ sung này chỉ có bốn loại nên cũng dễ nhận ra. Đó là những thành phần bổ sung sau:

1) Thành phần bổ sung địa điểm: LOKAL-Adverbial

- Trả lời cho những câu hỏi: wo? wohin? woher?

Mein Onkel wohnt in Wien.

Der Zug fährt nach Prag.

Die Bananen kommen von den Kanarischen Inseln.

 

2) Thành phần bổ sung thời gian: TEMPORAL-Adverbial

- Trả lời cho những câu hỏi: wann? wie lange? bis wann? seit wann?

Amerika wurde im Jahre 1492 entdeckt.

Bis zum 30.1. bleibt das Geschäft geschlossen.

Der Turnverein besteht seit hundert Jahren.

 

3) Thành phần bổ sung Kiểu và Cách: MODAL-Adverbial

- Trả lời cho những câu hỏi: wie?

Der Schüler bestand die Prüfung mit Auszeichnung.

Die Spieler kämpften voll Begeisterung.

 

4) Thành phần bổ sung nguyên nhân: KAUSAL-Adverbial

- Trả lời cho những câu hỏi: warum?

Wegen Umbaus ist das Gasthaus geschlossen.

Die Kinder sangen vor Freude.

* Thành phần bổ sung hoàn cảnh có vị trí tương đối rõ ràng trong câu. Chúng được sắp xếp theo thứ tự:Temporal (thời gian) - Kausal (nguyên nhân) – Modal (kiểu cách) – Local (địa điểm).

Mặc dù vậy khi sử dụng chúng ta rất hay mắc lỗi vì chúng bị phụ thuộc rất nhiều vào giới từ. Mà giới từ thì trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng đều rất khó chịu. 

 

HOCTIENGDUC.DE

 

 

 

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức