Muốn nắm chắc hệ thống ngữ pháp trong tiếng Đức thì bạn phải hiểu thật rõ vị trí của các từ đứng làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ và tân ngữ trong câu.

Hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn một bài viết rất quan trọng trong trường ngữ pháp tiếng Đức, để các bạn có thể nói được, viết được thành thạo tiếng Đức. Đó chính là về các dạng câu hỏi có từ để hỏi trong câu của tiếng Đức.

Tầm quan trọng của từ để hỏi câu hỏi tiếng Đức

Vì sao chúng tôi lại lựa chọn chủ đề này để chia sẻ với các bạn? Vì đây là một cấu trúc quan trọng và muốn các bạn nắm thật chắc hệ thống ngữ pháp trong tiếng Đức. Hiểu thật rõ vị trí của các từ đứng làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ và tân ngữ trong câu.

Các loại từ để hỏi trong câu hỏi tiếng Đức

Các dạng câu hỏi trong tiếng Đức thường được bắt đầu bằng từ W. Dưới đây là một số từ để hỏi trong tiếng Đức

Wer? = Who?: Là ai?

  • Wer isst Pizza? (Ai ăn Pizza?)
  • Ich esse gern Pizza. (Tôi ăn Pizza)

Vậy câu trả lời của câu hỏi Wer? (Ai?) trong trường hợp này là Ich (Tôi) sẽ giữ vị trí chủ ngữ trong câu. Nên Wer là chủ ngữ trong câu.

934 1 Cach Dung Dang Cau Hoi Co Tu De Hoi Trong Tieng Duc

Wann? = When?: Khi nào?

  • Wann isst du Pizza? (Bạn ăn Pizza khi nào?)
  • Câu trả lời là: Ich esse heute Pizza. (Tôi ăn Pizza ngày hôm nay.)

Wann là trạng từ chỉ thời gian. Trả lời cho câu hỏi khi nào?

Warum? = Why?: Tại sao?

  • Warum bleibst du heute zu hause? (Tại sao bạn lại ở nhà ngày hôm nay?)
  • Câu trả lời là: Ich bleibe heute wegen des schlechten Wetters zu Hause. (Hôm nay do thời tiết xấu cho nên tôi ở nhà.)

Vậy thì trạng từ trả lời cho câu hỏi Warum? (Tại sao?) chúng ta có trạng từ wegen là do, thì đây là một trạng từ chỉ nguyên nhân, lý do.

Wie? = How?: Thế nào?

  • Wie oft treibst du Sport? (Bạn có chơi thể thao có thường xuyên không? / Bạn luyện tập thể thao như thế nào?)
  • Câu trả lời là: Ich treibe zweimal pro Woche Sport. (Tôi cho thể thao hai lần mỗi tuần.)

Dù cho tiếng Việt chúng ta có nhiều cách để diễn giải dạng câu hỏi Thế nào? này nhưng cấu trúc câu hỏi tiếng Đức chỉ có một từ để hỏi đó là Wie? / Wie oft?. Và zweimal pro woche là một trạng từ chỉ tần suất.

Wo? = Where?: Ở đâu?

  • Wo bist du gerade? (Bạn đang ở đâu đấy?)
  • Câu trả lời là: Ich bin gerade in der Schule. (Tôi đang ở trường.)

Phần để trả lời cho câu hỏi Wo? (Ở đâu) in der Schule (ở trường) là một trạng từ chỉ địa điểm, trạng từ chỉ nơi chốn.

Có một phần lưu ý nhỏ dành cho các bạn học tiếng Đức ở mẫu câu này là Wo? là phải cộng với Dativ (cách ba). Dativ có nghĩa là in die Schule nhưng ở trong trường hợp này là cách ba thì die phải chuyển thành der (in der Schule).

Wohin?: Đi đâu?

  • Wohin gehst du jetzt? (Bạn đi đâu bây giờ đấy?)
  • Câu trả lời là: Ich gehe jetzt in die Schule. (Bây giờ tôi đi đến trường.)

Chúng ta có thêm một trạng từ nữa để chỉ địa điểm, nơi chốn rất khác hơn so với ngữ pháp tiếng Việt đó chính là câu hỏi Wohin? (Đi đâu?). Đây là một dạng câu hỏi có hướng. Chúng ta ở một vị trí này và đi theo một hướng để đi đến một vị trí nữa thì chúng ta sẽ dùng từ Wohin? (Đi đâu?) để hỏi. Ở trường hợp này, dù cũng là trả lời là đến trường nhưng đang trả lời cho câu hỏi Wohin? nên ta phải sử dụng in die Schule. Wohin thì đi với Akkusativ và nó cũng là một trạng từ chỉ nơi chốn trong cấu trúc câu tiếng Đức.

Chúng ta đã đi qua hết các trạng từ, các chủ từ rồi thì bây giờ chúng ta hãy cũng đến với tân ngữ.

Vậy thì tân ngữ là câu trả lời với cấu trúc câu hỏi tiếng Đức nào? Bạn hãy tiếp tục cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

 

Was? = What?: Cái gì?

  • Was machst du gereade? (Bạn đang làm cái gì đấy?)
  • Câu trả lời là: Ich mache gerade Schulaufgaben. (Tôi đang làm bài tập ở trường.)

Was? (Cái gì?) đang là tân ngữ trong câu.

Welche?: Cái nào?

  • Welche Aufgaben machst du? (Bạn làm bài tập nào
  • Schulaufgaben mache ich gerade. (Tôi đang làm bài tập ở trường.)

Welche + Nomen …? Welch đằng sau phải cộng với một danh từ Nomen nào đó. Ở trong trường hợp này ta có thể hiểu rằng, trong rất nhiều loại hình bài tập, tôi chọn làm loại bài tập ở trường (Schulaufgaben)

 

Thành Lộc- ©HOCTIENGDUC.DE

 

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức